CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT UNICHEM ĐÀ NẴNG
Lô C5 đường số 4 KCN Hoà Khánh, P.Hoà Khánh Bắc,Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
0332 996 777
  • Tiếng Việt
  • English

XỬ LÝ TƯỜNG CŨ TRƯỚC KHI SƠN MỚI

Nếu bạn đang có ý định tân trang lại nhà cửa bằng cách sơn nhà thì bước cực kỳ quan trọng cần phải làm đó chính là xử lý tường nhà. Hãy cùng Sơn ANDATA điểm qua các cách xử lý tường nhà cũ trước khi sơn lại. Chỉ cần đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình này bạn sẽ có một màng sơn mới đẹp và bền nhất.

Trước khi sơn, tường cần đảm bảo hai yếu tố sau đây: sạch và khô. Bề mặt sạch là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn. Độ ẩm tường cần đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm mới phù hợp để thi công. Trường hợp không có máy đo, nên chờ tường khô từ 3 – 4 tuần kể từ sau khi tô hồ, trong điều kiện thời tiết khô ráo.

  • Bề mặt hồ vữa mới

Đối với bề mặt hồ vữa mới, bạn chỉ nên tiến hành sơn khi bề mặt hồ vữa đã đạt độ khô cần thiết, độ ẩm dưới 16%. Cụ thể là tường đã được để khô từ 3 – 4 tuần trong điều kiện bình thường, không mưa. Sau đó bạn thi công theo hệ thống: 1 lớp bột trét ANDATA + 1 lớp sơn lót chống kiềm ANDATA +  2 lớp sơn phủ ANDATA.

  • Bề mặt đã từng sử dụng giấy dán tường

Riêng đối với bề mặt tường đã từng sử dụng giấy dán tường, sau khi đã lột bỏ giấy dán tường, bề mặt tường phải được xử lý thật sạch các vết bẩn, keo dán cũ trên bề mặt cũ với dung môi hay giấy nhám. Nếu bề mặt bị lỗ hổng thì phải trám trét lại bằng bột trét, để khô. Xả nhám, vệ sinh thật sạch rồi sơn tường nhà lại theo hệ thống: 1 lớp sơn lót chống kiềm ANDATA +  2 lớp sơn phủ ANDATA.

  • Bề mặt tường đã quét vôi

Với tường đã quét vôi, tốt nhất nên xả bỏ lớp vôi cũ (bằng bàn chải sắt hoặc cây sủi), sau đó mới tiến hành vệ sinh bề mặt tường, trét bột rồi sơn. Nếu không xử lý sạch lớp vôi bên dưới, khi sơn lên thì lớp sơn mới có thể bị bong tróc do lớp vôi bên dưới có độ bám dính kém.

  • Bề mặt tường còn lớp sơn cũ

Nếu lớp sơn cũ không còn bám dính tốt thì cần phải xả bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ (bằng cây sủi hay bàn chải sắt), sau đó làm vệ sinh sạch bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện. Trường hợp tường vẫn còn lớp sơn cũ bám dính tốt thì chỉ cần làm vệ sinh sạch bề mặt cần sơn, sau đó sơn 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn hoàn thiện.

Để xác định xem lớp sơn cũ có còn bám dính tốt hay không có thể kiểm tra bằng cách sau: Dùng băng keo giấy rộng 1cm dán lên tường một khoảng 20 cm sau đó bóc ra. Nếu lớp sơn cũ bị tróc ra nhiều thì độ bám dính không còn tốt. Nếu lớp sơn cũ không tróc hoặc tróc rất ít thì độ bám dính còn tốt, có thể thi công mà không cần xả bỏ lớp sơn cũ.

Hy vọng với những chia sẻ của Sơn ANDATA về các bước xử lý tường nhà trước khi sơn lại sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho bạn. Bên cạnh đó, gia chủ cũng đừng quên lựa chọn thương hiệu sơn ANDATA để vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa bền màu và nhất là an toàn cho mọi thành viên trong gia đình.

NÊN XÂY NHÀ VÀO THÁNG MẤY TRONG NĂM LÀ PHÙ HỢP NHẤT ???

NÊN XÂY NHÀ VÀO THÁNG MẤY TRONG NĂM LÀ PHÙ HỢP NHẤT ???

Chào các bạn, câu hỏi nên làm nhà vào thời điểm nào, tháng nào của năm là một câu hỏi không phải quá khó. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu được tại sao? Vì thế trong bài viết này Sơn ANDATA sẽ chia sẻ một vài lý do để các bạn có thể biết nên làm nhà vào tháng mấy là tốt nhất. Chúng ta cùng bàn luận về các lý do này nhé!

Tổng quan tình hình thời tiết và diễn biến của các tháng (âm lịch) trong năm, để bạn biết nên xây nhà vào tháng mấy là thích hợp nhất:

Tháng 1 âm lịch: Đây là giai đoạn mới tết hay còn gọi là ”tháng ăn chơi” nên việc xây nhà sẽ ít diễn ra do chưa tận dụng được nhân lực và vật lực một cách đầy đủ thường bị gián đoạn nên có thể nói tháng giêng ít khi lựa chọn để xây nhà.

Tháng 2, 3 âm lịch: Đây là giai đoạn khá tốt để tiền hành thi công xây dựng nhà vì thi công khô ráo, ít bị ẩm ướt đổ bê tông nhanh, tiến độ thi công cũng nhanh. Mặt khác giai đoạn đầu năm giá nhân công, vật liệu xây dựng cũng thường rẻ hơn so với những thời điểm khác trong năm. Xây nhà vào những tháng này thường hoàn thành trước mùa mưa vì thế bạn sở hữu một ngôi nhà đẹp mà không bị nắng hay mưa dột.

Tháng 4, 5, 6 âm lịch: Bắt đầu mùa mưa, độ ẩm an toàn trên bề mặt bê tông, có thể kiểm tra thi công chống thấm, thoát nước thích hợp cho việc thi công xây dựng tuy nhiên sẽ xảy ra tình trạng gián đoạn hơn.

Tháng 7 âm lịch:  Tháng này còn hay được gọi là tháng ”cô hồn” nên theo quan niệm dân gian không nên khởi công xây dựng. Còn về thời tiết, mặc dù đây vẫn là mùa mưa, nhưng sự khó khăn sẽ tăng lên đáng kể khi mưa tháng 7 thường là mưa ngâu (mưa kéo dài, dầm dề) nên việc đứng ngoài trời làm việc dễ khiến người ta nản chí.

Tháng 8, 9, 10 âm lịch: Đây là giai đoạn cũng tốt khi tiến hành thi công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng thi công, nắng chưa quá gắt và có thể còn mưa để giữ đổ ẩm, thi công ít bụi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng lúc này đã gần đến cuối năm, chuẩn bị đến Tết. Nên nếu ngôi nhà bạn phức tạp, mất nhiều thời gian thi công hoàn thiện thì nên cân nhắc kỹ.

Tháng 11, 12 âm lịch:  Đây là giai đoạn cuối năm cận tết nhiều người dành thời gian để sửa chữa nhà hơn, việc xây nhà giai đoạn này không hoàn thiện được trước tết nên bạn cần tính toán. Hơn thế giá vật liệu cuối năm thường cao hơn so với những thời điểm khác.

Như vậy với bảng ước lượng trên bạn có thể điều chỉnh lựa chọn tháng nào xây dựng nhà cho phù hợp. Tuy nhiên bài viết trên chỉ mức độ tham khảo để lựa chọn thời gian, xây nhà bạn cần xem xét nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố phong thủy và chi phí. Hơn thế ở nước ta ở mỗi vùng miền có thời tiết khác nhau.

Ví dụ ở khu vực miền bắc thì có 4 mùa xuân hạ thu đông… và nhiều gia chủ thường lựa chọn xây dựng đầu mùa xuân thời tiết mát mẻ, ít xây dựng vào những tháng mùa hè như tháng 4, 5, 6 bởi vì thời tiết nắng gắt.

Trong khi đó khu vực miền trung thì tháng 8,9,10 bắt đầu vào giai đoạn mưa lũ nặng nề nên ít được lựa chọn xây dựng, bởi mưa to gió lớn thường ảnh hưởng nhiều đến quá trình thi công cũng như chất lượng công trình. Khu vực miền nam lại có thời tiết kiểu mùa khô mùa mưa ví dụ mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.

Có lẽ rằng việc xây nhà khá quan trọng nên từ việc đặt viên gạch đầu tiên ai cũng mong muốn thuận lợi, hành thông giúp quá trình xây dựng an toàn và việc sở hữu ngôi nhà tốt làm nên ăn ra hơn. Sơn ANDATA  hi vọng rằng bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích giúp các bạn đưa ra những quyết định phù hợp trong quá trình xây nhà.

TẠI SAO PHẢI DÙNG SƠN LÓT CHỐNG KIỀM ???

TẠI SAO PHẢI DÙNG SƠN LÓT CHỐNG KIỀM ???

Sơn lót chống kiềm là gì và nó có tác dụng như thế nào. Nếu bạn cho rằng việc sử dụng sơn lót, và đặc biệt là sơn lót chống kiềm là điều không cần thiết thì đó quả là suy nghĩ sai lầm. Đây là một trong những bước rất quan trọng để bảo vệ cho công trình của bạn một cách tốt nhất.

Sơn lót chống kiềm là loại sơn rất quan trọng trong quy trình sơn nhà. Đây là lớp sơn không thể thiếu nếu bạn muốn bảo vệ tường nhà một cách tốt nhất, đặc biệt là đối với các công trình sơn cao cấp. Hãy cùng Sơn ANDATA tìm hiểu vì sao phải dùng sơn chống kiềm nhé!

– Do bản chất của sơn kém chịu kiềm, khi gặp kiềm cao, mạch phân tử polymer dễ bị thủy phân và làm mất hết các tính năng của sơn.

– Khi gặp kiềm cao, một số gốc màu không chịu được có thể bị chuyển hóa gây bay màu hoặc biến màu.

– Tạo bề mặt đồng nhất, tránh lệch màu khi thi công sơn phủ hoàn thiện.

– Góp phần tiết kiệm lượng sơn phủ màu vì tường đã sơn lót không bị lớp bột trét hoặc lớp xi măng khô hút sơn phủ.

– Có khả năng kháng kiềm, kháng nấm mốc, tăng độ bền màu cho lớp sơn phủ.

– Tăng cường khả năng chống thấm cho công trình.

Chính vì vậy, đừng xem nhẹ lớp sơn lót này nhé. Nó là lớp sơn rất cần thiết nếu bạn muốn bảo vệ ngôi nhà của mình một cách toàn diện nhất.

Tìm hiểu về Sơn lót kiềm nội thất cao cấp ANDATA tại đây

Tìm hiểu về Sơn lót kiềm ngoại thất cao cấp ANDATA tại đây

TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THIẾT BỊ BẢO HỘ THỢ SƠN NÊN CÓ

TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THIẾT BỊ BẢO HỘ THỢ SƠN NÊN CÓ

Trong quá trình làm việc, thợ sơn sẽ luôn phải đối diện với rất nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe, sự nguy hiểm khi phải tiếp xúc với các loại hóa chất và môi trường làm việc ngoài trời, có độ cao. Vậy nên việc chuẩn bị  các thiết bị bảo hộ chuyên dụng là điều cần thiết để bảo vệ bản thân tốt nhất.

Vậy thợ sơn cần trang bị cho bản thân những thiết bị bảo hộ lao động nào? Hãy cùng Sơn ANDATA tìm hiểu nhé.

  1. Quần áo bảo hộ

Một trong những thiết bị bảo hộ lao động cần thiết của thợ sơn đó chính là trang phục bảo hộ. Quần áo cần dài tay và dày dặn để chống bụi bẩn, chống sơn dây vào người, chống nắng nóng từ môi trường bên ngoài. Đồ bảo hộ cần chống được một số loại hóa chất kém ăn mòn và chống tia cực tím tốt.

  1. Giày bảo hộ

Giày bảo hộ hay còn gọi là giày chống tĩnh điện, giày cần đáp ứng về độ an toàn trong lao động, vừa chống tĩnh điện, vừa phải có tấm kim loại để bảo vệ bàn chân cho người thợ.

  1. Mũ bảo hộ

Mũ bảo hộ có chức năng tương tự như quần áo bảo hộ, giúp chống các giọt bắn của sơn vào đầu tóc, giảm thiểu bụi từ sơn và môi trường bên ngoài.

Sản phẩm này được làm cùng với chất liệu của quần áo bảo hộ để đảm bảo tốt nhất cho thợ sơn.

  1. Kính bảo hộ

Kính bảo hộ giúp bảo vệ mắt khỏi bị sơn, chất pha sơn, matít và các hạt kim loại sinh ra bắn vào mắt trong quá trình làm việc.

  1. Găng tay

Găng tay có chức năng chống các loại bụi, hạt độc, hơi độc dung môi từ sơn, tránh dính nước sơn vào da tay gây ăn mòn da tay. Loại găng tay được dùng trong nghề sơn thường là găng tay cao su có khả năng ngăn hoàn toàn nước sơn thấm vào tay.

  1. Mặt nạ chống độc

Mặt nạ chống độc sử dụng tại nơi làm việc có hạt động như khi mài matit. Mặt nạ chống khí độc tránh các hơi hữu cơ, phòng tránh hít các khí độc hại vào phổi qua đường miệng, mũi.

Mặt nạ chống độc cũng rất đa dạng, loại có đường ống khí sẽ cung cấp khí sạch, khí nén vào mặt nạ qua ống dẫn khí. Loại có lọc sẽ có bộ lọc than hoạt tính hấp thụ khí hữu cơ.

Những loại mặt nạ này đều có giới hạn về thời gian sử dụng nên bạn phải tính đến thời gian sử dụng để thay thế chúng, đảm bảo quy chuẩn về an toàn cho sức khỏe.

  1. Dây thừng cứu sinh

Dây thừng được cấu tạo từ sợi nilon, sợi thực vật, sợi vải, dây bao, sợi gai bện chặt lại với nhau theo hình xoắn ốc.

  1. Khóa hãm trượt

Khóa hãm trượt là loại phi 18, được làm bằng thép chất lượng cao, đảm bảo không rỉ sét, dùng để cố định một vật ở vị trí nhất định, lực tải lên đến 1.800kg.

Thông qua bài viết này, Sơn ANDATA đã gửi đến bạn thông tin cần thiết về những thiết bị bảo hộ mà thợ sơn nên có. Vì vậy, hãy bảo vệ tốt chính mình và đồng nghiệp trong công việc nhé.

SƠN MEN SỨ ANDATA – DÒNG SƠN CHẤT LƯỢNG BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

SƠN MEN SỨ ANDATA – DÒNG SƠN CHẤT LƯỢNG BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn men sứ với chất lượng và giá cả khác nhau. Vậy “sơn men sứ” là gì? Nó có những ưu điểm vượt trội như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Điều này trên thực tế không phải ai cũng biết.

Hãy cùng Sơn ANDATA tìm hiểu chi tiết về dòng sàn phẩm này để có thêm những thông tin và kiến thức lựa chọn một loại sơn nhà tốt nhất cho tổ ấm của bạn nhé.

  • SƠN MEN SỨ LÀ GÌ?

“Sơn men sứ là gì?” là một trong những thắc mắc được đưa ra nhiều nhất bởi người tiêu dùng khi có nhu cầu tìm hiểu về loại sơn cao cấp tạo bề mặt siêu bóng như men sứ. Sơn men sứ là tên gọi của một loại sơn phủ màu hoàn thiện. Men sứ ANDATA là sản phẩm sơn đặc biệt với công nghệ Nano Ceramic, kháng khuẩn, an toàn với sức khỏe, không chứa chì và thủy ngân, không APO.

Sau khi thi công hoàn chỉnh sản phẩm sẽ tạo nên một lớp bề mặt siêu bóng như men sứ, có khả năng chịu chùi rửa ưu việt, đồng thời chống bám bụi, trầy xước, nấm mốc hiệu quả. Sản phẩm có mùi hương cốm dễ chịu. Đặc biệt sơn men sứ ANDATA còn có thể giảm tối đa hiện tượng bay màu theo thời gian. Đây là sản phẩm chuyên được sử dụng để trang trí cho các công trình kiến trúc hiện đại.

  • SƠN MEN SỨ GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

Sơn men sứ ANDATA bao gồm 2 loại chính:

– Sơn men sứ nội thất GOLD (dùng trong nhà)

– Sơn men sứ ngoại thất ORIGINAL (dùng ngoài trời)

  • ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA SƠN MEN SỨ ANDATA

– Màng sơn bóng, dày, bề mặt sơn chai cứng như men sứ.

– Chống bám bụi, chống trầy xước và chống thấm.

– Kháng khuẩn, kháng kiềm, chống nấm mốc.

– Chống rạn nứt, độ phủ và độ bám dính cực cao.

– Chịu chà rửa tối đa, ít bám bẩn và các vết bẩn trên bề mặt sơn cũng được lau sạch dễ dàng hơn.

– Đặc biệt màu sắc cực kỳ phong phú và bền màu với thời gian.

  • HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CHUẨN BỊ BỀ MẶT

Bề mặt mới: đảm bảo khô hoàn toàn sau 28 ngày, độ ẩm bề mặt <16%, làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, vôi vữa dư thừa trên bề mặt.

Bề mặt cũ: Làm sạch bụi bẩn, rong rêu, nấm mốc, dầu mỡ, vôi và các lớp sơn cũ, nhám chà phẳng bề mặt, độ ẩm bề mặt <16%.

Dùng các sản phẩm sơn ANDATA: chống thấm, chịu mặn, bột bả để khắc phục các nhược điểm của bề mặt nếu có như: bị thấm, ẩm rêu mốc, nhiễm mặn, vết nứt, phấn hóa, độ bám dính kém.

CÁC BƯỚC THI CÔNG

Dụng cụ: Cọ quét, rulo, súng phun sơn, khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay

Thời gian khô bề mặt: 30 phút. Thời gian sơn lớp kế tiếp: 2 giờ

Sơn lót từ 1 đến 2 lớp lót bằng Sơn lót chống kiềm nội – ngoại thất cao cấp ANDATA.

Dùng Rulo, chổi cọ, bình xịt (không bọt khí) phủ lên tường từ 1 – 2 lớp sơn men sứ ANDATA. Để khô 2h – 3h mới phủ lớp tiếp theo.

LƯU Ý: Khuấy sơn đều trước khi sử dụng, pha không quá 10% nước sạch. Không thi công khi nhiệt độ < 10°c hoặc > 40°c, độ ẩm tương đối > 85%

Có thể thấy rằng, với những ưu điểm tuyệt vời của sơn men sứ ANDATA như trên thì thật dễ hiểu khi ngày nay người tiêu dùng lại quan tâm và chọn lựa sơn men sứ để bảo vệ cho công trình của mình nhiều đến vậy. Nếu bạn chưa biết nên chọn loại sơn nào cho công trình của mình thì sơn men sứ ANDATA sẽ là một gợi ý hữu ích cho bạn.

Tham khảo thêm “thế giới màu sắc” của Sơn ANDATA tại BẢNG MÀU ANDATA

Tham khảo thêm các dòng sản phẩm chất lượng khác của Sơn ANDATA tại SẢN PHẨM ANDATA

Đăng ký nhận thông tin mới nhất



    • Lô C5 đường số 4 KCN Hoà Khánh, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
    • Hotline: 0332 996 777 

    • unichemdanang.co.ltd@gmail.com

    Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT UNICHEM ĐÀ NẴNG